Doanh nghiệp tại Việt Nam đang thực hiện 5S như thế nào?

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý sản xuất tại DN Nhật Bản
20/12/2018
Nguyên tắc tổ chức và sắp xếp kho trong 5S
25/12/2018

Doanh nghiệp tại Việt Nam đang thực hiện 5S như thế nào?

1. Về 5S

Hiện nay, rất nhiều công ty từ khắp thế giới đã tập trung đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, gần đây với làn sóng đầu tư mạnh mẽ của người Nhật, đặc biệt trong môi trường sản xuất, ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất Nhật Bản được xây dựng, kéo theo đó là mô hình quản lý của người Nhật, kể cả văn hoá làm việc Nhật Bản cũng được du nhập vào nước ta.

Cũng như rất nhiều các phương pháp và công cụ khác, 5S hình thành với quá trình phát triển của các hệ thống quản lý sản xuất trên thế giới. Bỏ qua giai đoạn trước thế chiến thứ II chính là sự kế thừa và phát triển hệ thống sản xuất làm thay đổi thế giới của người Nhật (Hệ thống sản xuất TOYOTA). Người sáng lập Toyota, Sakichi Toyoda và kỹ sư Taiichi Ohno đã phát triển thành công hệ thống sản xuất Toyota gọi tắt là (TPS: Toyota production system), được xem như một triết lý luôn loại bỏ/giảm thiểu các hoạt động/thao tác gây ra lãng phí và bất hợp lý trong các quá trình sàn xuất/kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi khách hàng nhật được hàng với chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. Đó chính là nền tảng cho sự phát triển ngành ô tô khổng lồ của Nhật Bản ngày hôm nay.

2. Tình hình 5S tại Việt Nam

Mô hình 5S thực tế được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1993 tại 1 công ty Nhật (Vyniko). Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty sản xuất Nhật đầu tư vào Việt Nam nên 5S ngày càng được phổ biến hơn. Và không chỉ ở công ty Nhật mà các công ty, nhà máy Việt Nam cũng bắt đầu hoạt động 5S nhằm cải thiện môi trường làm việc, nâng cao ý thức cho nhân viên mình. Đặc biệt, các cơ quan đoàn thể liên quan đến nhà nước như Bệnh Viện, các cơ quan công sở ở Việt Nam … cũng đã và đang áp dụng chương trình 5S vào các phong trào trong cơ quan mình.
Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau đặc trưng giữa các doanh nghiệp làm 5S, do đó có một số đơn vị làm thành công, bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp chưa làm tốt, chưa phát huy được hiệu quả của 5S.

Công ty 100% Nhật Bản

Đây là những công ty được người Nhật đầu tư và phát triển mới, hay những công ty mà công ty mẹ ở Nhật và có trụ sở ở Việt Nam. Đặc trưng 5S tại những công ty này là công ty mẹ/quản lý người Nhật đã hiểu được sự cần thiết của 5S và có sẵn những tiêu chuẩn về 5S. Họ tự xây dựng các tiêu chuẩn đó, và nhân viên người Việt tuân theo tiêu chuẩn để thực hiện.

Tuy nhiên, việc triển khai 5S cũng có nhiều khó khăn do thay đổi môi trường sản xuất. Nguyên nhân có thể do bộ quy chuẩn về 5S của DN Nhật chưa có sự điều chỉnh phù hợp tại Việt Nam, hoặc do người quản lý tại Việt Nam chưa biết cách truyền tải và thúc đẩy 5S toàn diện. Vì vậy, các doanh nghiệp này đôi khi vẫn phải nhờ đến sự tư vấn của các công ty tư vấn 5S.

Công ty Việt Nam có liên quan đến Nhật

Đây là những công ty liên doanh với Nhật, hoặc những công ty mà khách hàng trực tiếp là các doanh nghiệp Nhật. Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm hay các tiêu chí khác phù hợp với đối tác, họ được đối tác yêu cầu làm 5S (đôi khi tự nhận thấy sự quan trọng của 5S và tự tiến hành).

Đặc trưng của hoạt động 5S ở các doanh nghiệp này là thực hiện do yêu cầu từ đối tác nên tinh thần tự giác chưa cao và mức độ ưu tiên cho hoạt động 5S còn thấp. Tất nhiên hoạt động 5S ở đây được thực hiện dựa trên sự chỉ đạo của phía đối tác, đôi khi họ nhờ các đơn vị tư vấn 5S khác đến hỗ trợ.

Công ty 100% Việt Nam

Đây là những công ty hoàn toàn chưa biết về 5S cũng như chưa có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Nhật. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, thông tin, họ tiếp xúc được với 5S, nhận thấy những ưu điểm của 5S nên muốn áp dụng vào công ty mình. Đặc trưng của những công ty này là có sự nhiệt tình trong khi thực hiện, tuy nhiên do chưa hiểu rõ về 5S nên khi triển khai gặp nhiều vướng mắc.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp thuần Việt có những nhà lãnh đạo tâm huyết đã triển khai rất mạnh hoạt động 5S. Các doanh nghiệp này thường cần đến sự tư vấn của các chuyên gia.

Một lợi ích thường bị bỏ qua khi triển khai 5S tại các doanh nghiệp này là “Chuẩn hóa” và “Duy trì” tương ứng với S4 và S5, nó bắt buộc các tổ chức áp dụng các nguyên tắc của công việc được chuẩn hóa và kèm theo là mức độ kỷ luật và tính tuân thủ cao để thực hiện 5S thành công. Song hầu hết các tiêu chuẩn thao tác/làm việc tại các doanh nghiệp vẫn chưa được chuẩn hóa hoặc là chuẩn hóa chưa đầy đủ. Vì vậy 5S và tiêu chuẩn hóa công việc/thao tác không thể nào tách rời, tiêu chuẩn hóa là sản phẩm của quá trình thực hiện 5S.